Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Tăng cường phòng chống bệnh sởi
Đăng lúc: 09:45:40 04/04/2024 (GMT+7)
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...
1. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỞI:
Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trứng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong...Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 - 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
- Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỞI:
- Lây qua đường hô hấp.
- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến…
- Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.
Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh
Một khi siêu vi sởi vào cơthể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da.
3. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỞI:
Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
- Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi
- Biến chứng thần kinh : Viêm não, viêm tủy cấp, viêm màng não
- Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng
- Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm.
Nếu bạn bị sởi khi đang mang thai, nó có thể gây hại cho em bé của bạn. Các biến chứng sởi thai kỳ có thể gặp:
- Sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
- Em bé sinh ra bị nhẹ cân.
*Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Bệnh sởi ở trẻ em có thể chuyển biến nhanh chóng và ngày cần nghiêm trọng hơn nêu không được điều trị đúng cách. Do đó khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:
• Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên;
• Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở gấp;
• Mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, mất tập trung, không muốn chơi;
• Phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt;
4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
- Tiêm chủng đủ 2 mũi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.
- Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liên tục, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
- Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
- Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.
Bệnh sởi là một bệnh nguy hiểm, để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Phòng Dân số & TTGDSK
1. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỞI:
Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trứng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong...Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 - 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
- Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỞI:
- Lây qua đường hô hấp.
- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến…
- Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.
Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh
Một khi siêu vi sởi vào cơthể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da.
3. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỞI:
Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
- Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi
- Biến chứng thần kinh : Viêm não, viêm tủy cấp, viêm màng não
- Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng
- Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm.
Nếu bạn bị sởi khi đang mang thai, nó có thể gây hại cho em bé của bạn. Các biến chứng sởi thai kỳ có thể gặp:
- Sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
- Em bé sinh ra bị nhẹ cân.
*Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Bệnh sởi ở trẻ em có thể chuyển biến nhanh chóng và ngày cần nghiêm trọng hơn nêu không được điều trị đúng cách. Do đó khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:
• Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên;
• Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở gấp;
• Mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, mất tập trung, không muốn chơi;
• Phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt;
4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
- Tiêm chủng đủ 2 mũi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.
- Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liên tục, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
- Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
- Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.
Bệnh sởi là một bệnh nguy hiểm, để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Phòng Dân số & TTGDSK