Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi

Đăng lúc: 09:52:58 14/04/2022 (GMT+7)

    Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là một công cụ quan trọng để tạo miễn dịch chủ động giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và các biến chứng sau khi mắc COVID-19.
     Nhiều ý kiến phụ huynh đang băn khoăn nên hay không tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi. Theo Bộ Y tế và các chuyên gia ngành y tế, trẻ em cũng có thể diễn tiến nặng khi mắc COVID-19, có cả tình trạng hậu COVID-19 và những di chứng khác. Vì vậy, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong cộng đồng.
       tiemvacxin.jpg
     Tiêm vaccice COVID-19 có thể giúp bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
      Việc tiêm chủng cũng có thể giúp giữ cho con/em quý vị không bị nhiễm bệnh nặng dù bị nhiễm COVID-19 và giúp các em tiếp tục đi học, tham gia an toàn trong các hoạt động thể thao, vui chơi và hoạt động nhóm khác.
      Trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt; có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.
      Với trẻ từng mắc Covid-19 rằng cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh. Tuy nhiên, tùy từng tình huống cụ thể có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không.
      Theo Bộ Y tế, sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có. Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong 48 giờ đầu sau tiêm. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
     - Luôn có người hỗ trợ bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 2 ngày đầu sau tiêm.
     - Không nên cho trẻ uống các chất kích thích ít nhất là trong 2 ngày đầu sau tiêm chủng.
     - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
     - Nếu thấy trẻ sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào vị trí vết tiêm.
     - Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ cho trẻ sau 30 phút.
     - Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, cha mẹ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
        b3-2022-q1-hapacol-pr-dantrifinaldocx-1646301542924.jpeg
     - Đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine COVID-19 là việc hết sức cần thiết để chủ động phòng chống bệnh, có  nhiều lợi ích hơn là nguy cơ và rủi ro, để các em sớm trở lại trường học và vui chơi bình thường như trước đại dịch.
     Hãy bảo vệ cả gia đình bằng cách đi tiêm phòng COVID-19 cho con em của quý vị. Được tiêm chủng đầy đủ là quyền của trẻ nhỏ, không chỉ cho tương lai các em mà cho tương lai của cả xã hội.
                                                                                                         Phòng Dân số - TTGDSK