Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Lao 24/3/2021

Đăng lúc: 09:36:40 22/03/2021 (GMT+7)

 Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Lao 24/3/2021 nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống Lao Việt Nam và mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, theo Nghị quyết số 20-NQ/TW được Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thông qua, đồng thời kêu gọi sự quan tâm hỗ trợ cho hoạt động chống lao của các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội và của toàn dân.
Bệnh lao là bệnh nhiễm trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis), thường gặp lao phổi, lao màng phổi, lao hạch, lao màng não... Bệnh lao gắn liền với mức sống thấp, môi trường ô nhiễm, dinh dưỡng kém, đề kháng kém, là gánh nặng bệnh tật cho người dân và xã hội… Ngày nay, với đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao nổi lên là bệnh cơ hội trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV/AIDS, làm công cuộc phòng chống bệnh lao ngày càng cam go và phức tạp hơn.
          unnamed (1).jpg
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lao và bệnh lao phổi thường gặp:
Lao phổi là bệnh thường gặp trong các loại bệnh lao vì vi khuẩn lao ái khí. Triệu chứng bệnh lao phổi rất dễ nhận biết, tuy nhiên người bệnh thường không chú ý phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt, viêm phế quản, suy nhược,…đến khi bệnh diễn biến nặng hoặc uống thuốc không hết mới đi khám bệnh. Các triệu chứng lao thường gặp:
- Ho, ho ra máu, khạc đàm kéo dài: ho trên 2 tuần, dùng thuốc kháng sinh không giảm.
- Gầy, sút cân nhanh, chán ăn, mệt mỏi, gầy, cơ thể suy yếu…
- Sốt, ra mồ hôi: Sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc ớn lạnh về chiều, ra nhiều mồ hôi…
Những điều bệnh nhân lao cần nhớ:
- Bệnh lao chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân uống thuốc đều đặn, đúng liều và đủ 8 tháng.
- Cần đến cơ sở y tế khám lại mỗi tháng 1 lần.
- Nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ có hại của thuốc như: Mắt nhìn mờ, chóng mặt, nghe khó, vàng da, vàng mắt,.... cần phải ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu. Có thể ăn, ở cùng mọi người trong gia đình nhưng phải uống thuốc đúng chỉ dẫn.
- Không cần ăn kiêng (ngoại trừ người bệnh lao có kèm theo đái tháo đường).Trong quá trình điều trị 8 tháng cần phải xét nghiệm lại đàm 3 lần để xem kết quả điều trị có tốt không và bệnh đã khỏi chưa.
- Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS: Bình thường khi bị nhiễm lao người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao là 10% trong cả cuộc đời. Nếu nhiễm thêm HIV nguy cơ đó là 10% mỗi năm, bởi vì nhiễm HIV làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao trong cơ thể sinh sôi tăng nhiều về số lượng và gây bệnh lao. Nghĩa là ở bệnh nhân nhiễm HIV nguy cơ trong đời bị mắc bệnh lao sẽ tăng lên 30 lần. Lao và HIV/AIDS là tình trạng hai bệnh nguy hiểm đồng thời trên một người bệnh, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người nhiễm HIV/AIDS.
- Bệnh lao phát triển mạnh, lây lan nhanh ở những nơi sống trong nghèo đói, người di cư, người tị nạn, dân tộc ít người, thợ mỏ, người già, phụ nữ và trẻ em. Các yếu tố khác kèm theo làm tăng nguy cơ lây nhiễm lao như suy dinh dưỡng, nhà ở chật chội môi trường vệ sinh kém, sử dụng thuốc lá và rượu, bệnh tiểu đường, các bệnh mạn tính khác…Cuộc sống nghèo đói, kham khổ và bệnh tật làm gia tăng bệnh lao, các thể lao đa kháng thuốc làm tình trạng mắc bệnh lao ngày càng trầm trọng hơn.
Để phòng lây nhiễm bệnh cho cộng đồng, người mắc bệnh lao cần phải:
- Uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thường chỉ sau 2 tuần điều trị sẽ nhanh chóng làm giảm khả năng lây bệnh cho người khác.
- Che miệng và quay mặt về phía khác khi ho, khi hắt hơi.
- Không khạc nhổ đàm bừa bãi, cần khạc đàm vào giấy rồi gói lại và đốt đi.
- Nếu có điều kiện thì ngủ ở phòng riêng có thông khí tốt.
- Khuyên những người trong gia đình đi khám bệnh xem có bị lây nhiễm không.
- Tiêm phòng BCG cho trẻ.
Trong tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, chương trình nhằm kêu gọi mọi người từ cuộc chiến chống COVID-19 hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao. Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 Bệnh lao là “kẻ giết người” thầm lặng. Cơ chế lây bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua đường không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Hiện nay, hàng năm số tử vong do lao còn cao hơn nhiều số tử vong do tai nạn giao thông. Những người tử vong do lao chủ yếu do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2021mọi người hãy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trong cộng đồng. “ Đã đến lúc cùng hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao!”
                                                                                                             Phòng Dân số & TTGDSK