Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống Lao 24/03/2022 “Giảm thiểu tác động của COVID-19 - Tập trung nguồn lực - Tăng cường phát hiện bệnh lao”

Đăng lúc: 14:13:19 21/03/2022 (GMT+7)

     COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài, âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan trong cộng đồng.
     Photobooth-01.jpg
     Lao là một bệnh lây nhiễm với nhiều thể lao phổi và lao ngoài phổi (lao ruột, lao màng phổi, lao màng não…). Tuy nhiên, bệnh lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian, do đó việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Người mắc lao phổi thường có các dấu hiệu như ho, ho ra máu, khạc đờm, gầy, sút cân, sốt ra mồ hôi.
     Cụ thể, khi có biểu hiện ho kéo dài, khạc đờm dài quá 3 tuần, dùng thuốc không giảm, có thể là do lao phổi. Ho ra máu cũng có thể gặp ở 60% những người lao phổi. Cùng với ho, khạc đờm, gầy, sút cân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lao phổi. Đồng thời, sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi, thường là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi.
     Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.
     lao phoi.jpg
     Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh lao:
    • Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao
    • Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống
    • Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…
    • Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao
    • Người nhiễm HIV
    • Sử dụng ma túy dạng chích
    • Sụt cân (10%)
    • Bệnh bụi phổi silic
    • Suy thận hay chạy thận
    • Đái tháo đường
    • Cắt dạ dày hay ruột non
    • Ghép tạng
    • Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch
    • Ung thư đầu cổ.
     Ngoài ra, để phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng. Trẻ em tháng đầu sau sinh cần được tiêm phòng vắc-xin BCG, giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao. Bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng, giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Việc thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe đều đặn cũng là việc làm vô cùng cần thiết giúp bạn phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để kịp thời điều trị, tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.
     Trong tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, chương trình nhằm kêu gọi mọi người từ cuộc chiến chống COVID-19 hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao. Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, bệnh lao là “kẻ giết người” thầm lặng. Hiện nay, trên thế giới hàng năm số tử vong do lao còn cao hơn nhiều số tử vong do tai nạn giao thông. Những người tử vong do lao chủ yếu do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời.                  Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2022 mọi người hãy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trong cộng đồng. “ Phải phòng, chống Lao như phòng chống COVID-19!”
                                                                                                                    Phòng Dân số & TTGDSK