Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25/4

Đăng lúc: 14:21:43 24/04/2023 (GMT+7)

    Hàng năm cứ vào đầu mùa mưa, dịch bệnh sốt rét lại trở thành nỗi lo không chỉ của ngành Y tế mà còn là nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà, vì nó gây hại đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội.
    Nông Cống là huyện đã được công nhận loại trừ bệnh sốt rét, nhưng để đề phòng bệnh có thể xâm nhập, bùng phát thành dịch nếu người dân và các cấp chính quyền chủ quan, mất cảnh giác, không thực hiện đầy đủ các biện pháp chủ động phòng chống dịch.
    “Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam” là chủ đề hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4 năm 2023 nhằm truyền thông rộng rãi tới người dân về phòng, chống và loại trừ sốt rét, thu hút sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét.
      2.jpg
     Nhằm chủ động phòng chống có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, người dân cần lưu ý cách phòng bệnh:
    *) Tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
    + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
    + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
    + Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
    + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
    + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
    *) Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm,  nếu bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
    *) Khi thấy các biểu hiện của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và phòng lây nhiễm cho người xung quanh.
      benh-sot-ret_14.jpg
     Sốt rét là một căn bệnh lâu đời, hiện chưa có vắc xin nhưng bệnh có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. Chính vì vậy, để giảm số ca mắc, việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời, các địa phương cần phát động chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét, tăng cường vận động nhân dân tích cực làm tốt vệ sinh môi trường, triển khai các biện pháp bảo vệ cho cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt tập trung vào nhóm đối tượng nguy cơ cao là dân di biến động vào các khu vực có sốt rét lưu hành, Bên cạnh đó, điều tra chủ động và điều trị sớm, kịp thời để góp phần đạt được các mục tiêu giảm mắc, tử vong và không để xảy ra dịch.
     Phòng chống bệnh sốt rét cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, chỉ riêng ngành Y tế sẽ không thể giải quyết được vì nó liên quan nhiều đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của chính quyền, ban ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau; cùng với đẩy mạnh công tác xã hội hóa phòng chống sốt rét, trong đó truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Các cơ quan truyền thông cần tích cực phối hợp và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội để cùng chung tay đẩy lùi bệnh sốt rét, tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2030, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
                                                                                                    Phòng Dân số & TTGDSK