Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thời tiết nắng nóng

Đăng lúc: 08:57:13 24/06/2021 (GMT+7)

  Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Để tránh các tác nhân gây bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa hoặc khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiệt độ cao trong thời gian dài, mọi người cần phải có những biện pháp để phòng ngừa như sau:        
   1. Tìm nơi bóng mát “trú ẩn”
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng thì bạn nên nhớ hạn chế thời gian khi đi ra ngoài trời. Nếu bắt buộc tính chất công việc của bạn phải thật sự cần thiết ra ngoài thì bạn nên lựa chọn khoảng thời gian phù hợp khi ra ngoài tránh những khung giờ đỉnh điểm như từ 10h sáng đến 14h chiều đặc biệt ngày nóng nắng gắt.
   Khi ra ngoài lựa chọn phương tiện đi tốt nhất là đi taxi hay đi xe máy trên đường thì nên bảo vệ cơ thể để chống nắng bằng cách mặc áo khoác, bao tay, đeo khẩu trang, đội nón rộng vành.... Nếu không dễ đẫn đến sốc nhiệt, ngất xỉu thì rất nguy hiểm.
Đối với những người lao động công việc hoạt động ở ngoài trời nhiều ở nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ mỗi giờ một lần, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.
   2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
   Thời tiết ngoài trời nhiệt độ cao tạo cảm giác nóng bức khiến cơ thể dễ dàng bị mất nước. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng mọi người nên chủ động uống nước, không phải đợi đến khi khát nước mới uống.
   Mọi người nên cung cấp đủ nước cho cơ thể và cả muối khoáng như: các dung dịch nước điện giải, nước chanh có pha muối, đường…
             nuoc1.jpg
   3. Không thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột
   Đặc biệt cần lưu ý không nên thay đổi nhiệt độ thân nhiệt một cách đột ngột đó là cách bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng chẳng hạn như: mọi người khi đang ở ngoài trời nắng nóng không nên bước vào phòng có máy lạnh ngay hoặc ngược lại, bởi môi trường ở nhiệt độ cao cơ thể đổ nhiều mồ hôi các lỗ chân lông trên da mở ra rồi tiếp xúc môi trường ở nhiệt độ thấp nhanh sẽ dễ bị cảm lạnh.
   Đối với cơ thể mỗi người khác nhau, người có sức khỏe yếu dễ sốc nhiệt dẫn đến ngất xỉu, choáng váng,...
   Cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng không bị sốc nhiệt nên khi ở ngoài vào phòng thì phải bật máy điều hòa nhiệt độ lạnh từ từ hoặc ngồi nghỉ ngơi một khoảng thời gian ở chỗ mát rồi vào phòng lạnh.
Chú ý hơn, không nên tắm ngay khi đã hoạt động suốt ngoài trời nắng nóng về nhà, cũng không nên tắm quá nhiều lần trong ngày điều này sẽ giúp bạn tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể liên tục sẽ không tốt cho sức khỏe.
Mọi người cần nghỉ ngơi trong vòng 30 phút để mồ hôi khô rồi tắm, để tránh tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, trung tâm điều nhiệt phải hoạt động liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe không hề tốt”.
    4. Vệ sinh ăn uống cần chú ý
    Vào những ngày nắng nóng, thời tiết nhiệt độ cao nên thực phẩm dễ bị hư hỏng vi sinh vật phát triển là điều kiện thuận lợi dễ truyền bệnh cho cơ thể như qua đường tiêu hóa ( tiêu chảy, đau bụng,...)
    Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng cần chú ý việc kiểm tra bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi ăn uống không nên sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến để quá lâu và thức ăn đường phố phơi ngoài nắng ảnh hưởng đến sức khỏe.
    loi-ich-cua-viec-tiem-chung-day-du-va-dung-lich-cho-tre-1(2).jpg
    5. Phòng chống truyền nhiễm
    Thời tiết nắng nóng rất dễ nhiễm các bệnh về tay chân miệng như sởi, quai bị rất thất thường đặc biệt đối với trẻ em ở lứa tuổi cấp 1 hay cấp 2, để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng thì cha mẹ cần chú ý kiểm tra lịch chích ngừa phòng bệnh cho trẻ. Tốt nhất, sau 3-5 năm, chúng ta nên tiêm phòng nhắc lại cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng.
    6. Chống nắng và chăm sóc da
   Việc cơ thể tiếp xúc với tia UV do ánh nắng lâu ngày sẽ dẫn đến những vấn đề trên da như lão hóa, bỏng da, rối loạn tăng sắc tố da, thâm chí gây ung thư da rất trầm trọng. Việc chống nắng nóng rất cần thiết, nếu khi ra ngoài đường bạn nên thoa kem chống nắng chỉ số SPF trên 30, trang bị thêm nón, khẩu trang, quần áo tay dài, đeo kính râm, áo khoác,... nhằm giúp che chắn bảo vệ cho cơ thể.
                                                                                                                                                                                                  Phòng Dân số & TTGDSK