Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Mũi tiêm Vacxin ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tiêm cho trẻ

Đăng lúc: 15:59:02 01/06/2017 (GMT+7)

Ngoài việc cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bảo vệ con thì tiêm chủng là điều mà cha mẹ cần nên nhớ. Cùng xem mũi tiêm ngoài chương trình mẹ nên tiêm cho trẻ

Nội dung chi tiết

Khi cho bé tiêm đầy đủ cũng giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh tật vô cùng hiệu quả. Ngoài lịch tiêm chủng mở rộng, mẹ có thể xem thêm các mũi tiêm ngoài chương trình để bảo vệ sức khỏe của con.

Ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, còn có thể chủng ngừa thêm nhiều loại bệnh khác hoặc có thể kết hợp cùng một mũi tiêm mà có thể chủng ngừa đồng thời nhiều bệnh rất tiện lợi.

Các mũi tiêm ngoài chương trình này có thực sự cần thiết và thời điểm tiêm thế nào cho hợp lý là điều mà chị em cảm thấy lo lắng.

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ

Các mẹ có thể lựa chọn các loại vacxin phối hợp theo sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ để làm giảm số lượng mũi tiêm phòng và các tác dụng không mong muốn cho trẻ.


 

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ mẹ nên biết

Mũi tiêm chủng ngoài lịch tiêm chủng mở rộng

Ngoài những mũi tiêm mở rộng mẹ nên xem những mũi tiêm ngoài lịch cho trẻ mẹ nên biết

1. Thủy đậu (Varicella)

Mũi tiêm thủy đậu là một trong những mũi tiêm ngoài mà mẹ nên tiêm cho trẻ. Mẹ có thể tiêm 2 mũi cho trẻ: mũi một khi trẻ 12-15 tháng, mũi 2 nhắc lại sau 6 tuần.

Vacxin này phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR): Mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng, nhắc lại mũi 2 sau 6-12 tháng, mũi 3 sau 4 năm. Nếu mũi 1 tiêm khi trẻ trên 12 tháng nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.


 

Thủy đậu là một trong những mũi tiêm ngoài mẹ nên tiêm cho trẻ

2. Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… do Heamophilus Influenza tuýp b (Hib)

Để tiêm ngăn ngừa các bệnh này mẹ cần nên tiên trẻ: mũi 1 khi trẻ 2 tháng – mũi 2 khi trẻ 3 tháng – mũi 3 khi trẻ 4 tháng – nhắc lại sau 1 năm. Tùy theo tháng tuổi mà lịch tiêm nhắc lại khác nhau, có thể kết hợp chủng ngừa Infanix hexa (6 loại: DTC, Polio, VGSVB, Hib), Pentaxim (5 loại: DTC, Polio, Hib), Tetract Hib (4 loại: DTC, Hib)…

3. Viêm não Nhật Bản B

Viêm não nhật bản B được chủng khi trẻ >12 tháng tuổi, tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 năm.

4. Viêm màng não do mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis)

Lịch tiêm viêm màng não do mô nhu cầu chỉ có 1 mũi, cứ 3 năm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch.

5. Tiêu chảy do rota virut

Đề phòng tránh tiêu chảy do rota virut mẹ có thể tiêm mũi này cho trẻ và nó chỉ phù hợp đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi.


 

Bệnh tiêu chảy do rota virut mẹ cũng là mũi tiêm ngoài mẹ nên tiêm cho trẻ

6. Thương hàn

Từ khi trẻ trên 2 tuổi mẹ có thể cho bé tiêm mũi này, sau mũi 1 cứ 3 năm nhắc lại 1 lần (nếu sống trong vùng dịch lưu hành).

7. Viêm gan siêu vi A

Bệnh viêm gan siêu vi A tiêm 2 mũi gồm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 sau 6-12 tháng.

8. Vacxin phòng tả

Nếu mẹ muốn tiêm vacxin phòng tả cho trẻ có thể tiêm 2 mũi : mũi 1 khi trẻ trên 2 tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 1 tuần đến 1 tháng, hàng năm nhắc lại 1 lần (nếu sống trong vùng dịch lưu hành).

9. Vacxin phòng bệnh do Human Papilloma Virus (HPV)

Vacxin HPV - phòng ung thư cổ tử cung và sùi mào gà ở bộ phận sinh dục tiêm khi trẻ 9-26 tuổi. Mũi 2 nhắc lại sau mũi 1, 2 tháng và mũi 3 nhắc lại sau 6 tháng.

10. Vacxin cúm (vacxin Vaxigrip)

06-35 tháng tuổi 1 liều 0,25ml mỗi năm, trẻ trên 35 tháng và người lớn 1 liều 0,5ml mỗi năm, với trẻ dưới 8 tuổi chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều 2 sau 4 tuần. Vacxin cúm là một trong những mũi tiêm ngoài mẹ nên tiêm cho trẻ.

Tiêm chủng là một trong những việc làm rất cần thiết nhằm hỗ trợ trong việc phòng tránh bênh tật cho trẻ, chính vì vậy việc tiêm đúng lịch, đủ mũi, đủ liều là rất quan trọng với trẻ nhằm phát huy tối đa tác dụng phòng tránh của vacxin và giúp trẻ luôn khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh tật.

Nguồn internet