Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng

Đăng lúc: 09:12:11 22/04/2021 (GMT+7)

  Theo thống kê từ Cục Y tế Dự phòng tính từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó 04 trường hợp tử vong tại Kiên Giang (02), An Giang (01) và Long An (01). So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng gấp 4 lần và gia tăng chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và thường tăng số ca mắc vào khoảng thời gian tháng 4 - 5 và tháng 9-10 hàng năm.
  Tại Nông Cống qua hệ thống phần mềm quản lý báo cáo bệnh truyền nhiễm trong năm 2020 đã ghi nhận 62 trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng, không có trường hợp diễn biến nặng và tử vong. Từ đầu năm 2021 đến nay Nông Cống ghi nhận 01 trường hợp tại xã Trường Sơn và được điều trị tại bệnh viện nhi Thanh Hóa, tuy nhiên nguy cơ xuất hiện các ca bệnh mới trong thời gian tới là rất cao.
Tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh. Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tương tự như bệnh cảm cúm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bệnh nhân sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến bệnh nhân đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
   Độ tuổi bị tay chân miệng chủ yếu là ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ < 3 tuổi. Lưu ý, các trẻ càng nhỏ thì biến chứng càng dễ diễn biến nặng.
   Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ em vì cơ thể trẻ có ít kháng thể hơn so với người lớn và khả năng miễn dịch cũng kém hơn khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Hầu hết người lớn đã được miễn dịch, song vẫn có trường hợp mắc bệnh ở đối tượng thanh thiếu niên và người lớn.
     IMG03-1536x864.png
  Những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:
 • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt chú ý vệ sinh sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
 • Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (bao gồm đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,...) với nước (và xà phòng nếu có thể), sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại một lần nữa;
 • Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với các bệnh nhi khác cũng là một cách để phòng bệnh tay chân miệng.
 • Khi đã mắc bệnh, tạm thời không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người cho tới khi các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã lui hẳn;
 • Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;
 • Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng;
 • Xử lý khăn giấy và tã lót đã sử dụng bằng việc thải bỏ rác đúng cách, tránh thải bừa bãi ra môi trường chung;
 • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.
 Cho đến nay, các nhà khoa học chưa bào chế được loại vắc - xin phòng bệnh tay chân miệng. Do đó, công tác phòng ngừa bệnh chủ yếu là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và hạn chế làm lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, phân, dịch tiết từ các nốt bọng nước của người bệnh.
                                                                                                             Phòng Dân số & TTGDSK