Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5/2022 với chủ đề “Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khoẻ, sống lâu”

Đăng lúc: 00:00:00 17/05/2022 (GMT+7)

     Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra biến cố và tử vong do các bệnh tim mạch trên thế giới. Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ bốn người trưởng thành thì có một người mắc. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm trên 35% tổng số ca tử vong toàn quốc. Đặc biệt, trong 17 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng thì có tới trên 50% chưa được phát hiện và trên 70% chưa được điều trị. Vì vậy, ngày 17 tháng 5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới chọn làm “Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp” nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp năm 2022 với chủ đề “Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khoẻ, sống lâu”
        huyetap2.png
       Cao huyết áp hay còn gọi là bệnh huyết áp cao. Là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người già, người béo phì, thừa cân, hay những người mắc một số những bệnh lí liên quan khác như bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, hoặc đôi khi là do di truyền. Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể.
       1. Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp
      - Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao này, tùy vào triệu chứng của bệnh mà mỗi người  lại có những nguyên nhân khác nhau.
      - Một vài trường hợp là do thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh dẫn đến mỡ máu cao gây tắc thành động mạch khiến máu khó lưu thông làm huyết áp tăng cao, có những người do bẩm sinh, hoặc do di truyền từ bố mẹ…
     - Tuy nhiên trường hợp bẩm sinh thì khá ít, chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan như:
     + Do uống nhiều bia rượu, và đồ uống có cồn.
     + Hút thuốc lá, và các chất kích thích…
     + Do béo phì, thừa cân, không kiểm soát được lượng calo nạp vào khiến tích mỡ trong cơ thể.
     + Không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, dù công việc phải ngồi 1 chỗ lâu cũng không chú ý mà chỉ chi làm về ăn uống rồi đi ngủ.
     + Ăn mặn, sử dụng quá nhiều muối trong chế biến thức ăn hằng ngày.
     + Thiếu hấp thu cá dưỡng chất cần thiết như: calci, kali, magiê
     + Do cơ thể thiếu hụt viatmin D.
     + Stress kéo dài do thường xuyên bị căng thẳng, và áp lực công việc.
     + Do tuổi tác, bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi.
     + Do di truyền: yếu tố di truyền là nguyên nhân không thể bỏ qua, vì khi gia đình bạn có người có tiểu sử bị tăng huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh huyết áp cao.
     + Do mắc một số những bệnh có ảnh hưởng đến tim mạch nói chung và huyết áp nói riêng như: mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…
      2. Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp
     Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có đến 33% những người bệnh cao huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp. Một phần là do bệnh không có triệu chứng cụ thể, một phần là do mỗi người có 1 triệu chứng bệnh khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp như: Choáng váng, nhức đầu; mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; đỏ mặt, buồn nôn. Một người khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời
     3. Phòng bệnh tăng huyết áp
     Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Mọi người cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế... Các máy đo huyết áp điện tử cá nhân là một công cụ hiệu quả giúp người đã mắc tăng huyết áp và người có nguy cơ mắc bệnh để thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp của mình và của các thành viên trong gia đình.
     Bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh:
Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
     Duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, bia.
     Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
     Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
     Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.
     Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp năm 2022 với chủ đề “Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khoẻ, sống lâu” . Điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình, là phương pháp không tốn kém, qua đó giảm được bệnh tật, tử vong và các nguy cơ cho người mới bị tăng huyết áp, là cơ hội tốt để ngăn chặn bệnh tăng huyết áp và các biến chứng của nó.
                                                                                                               Phòng Dân số & TTGDSK