Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
246530

Đề phòng đột quỵ, tai biến khi nắng nóng

Đăng lúc: 08:35:00 21/07/2020 (GMT+7)

 

5 bỏ, 5 nên để tránh xa đột quỵ, tai biến khi nắng nóng

Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân khiến con người bị đột quỵ trong ngày nắng nóng.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Theo các chuyên gia, đột quỵ phần lớn gặp ở người cao tuổi nhưng những người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải. Có những bạn trẻ 20 - 40 tuổi đã bị đột quỵ, thậm chí còn bị sớm hơn. Đột quỵ ở người trẻ thường diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao.

https://lh5.googleusercontent.com/UKJY71tPicU594Qa0jewHSzhYrIa6K5tNZGCGwTzA7mzndac4lzytSDkS8-w94IVweJku6LjeNVIP6v6zcFAOKNnpIYIEe-btm9Za60QUHbpkzBHc2wIyDcfUeBG5tABkBFdoEsmO_dURTYKSg

Ảnh minh hoạ

5 thói quen xấu làm gia tăng rủi ro hình thành cơn đột quỵ cao nhất

Trong những ngày nắng nóng, cần loại bỏ ngày các thói quen xấu làm gia tăng rủi ro hình thành cơn đột quỵ, nhất là ở những người trẻ - thế hệ hay tự tin vào sức khỏe của mình.

1. Bỏ thói quen ngồi nhiều/ thức khuya. Bởi việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có thể làm kích thích và tổn thương mạch máu. Khi thức quá khuya hoặc tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát, chúng sẽ tiếp tục tiết ra các chất adrenaline và kích thích tố khác, có thể gây ra bất thường trong mạch máu và gây đột quỵ.

Ngồi hoặc nằm nhìn chằm chằm vào điện thoại di động hay các thiết bị điện tử trong một thời gian dài có thể làm nén các mạch máu ở cổ gây ra tình trạng ứ đọng mạch máu và có thể hình thành các cục máu đông. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.

 

1-dien-thoai-shutterstock_hdxv_hrnn.jpg

Ảnh minh hoạ

2. Hạn chế uống nhiều rượu bia, nước tăng lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi uống bia rượu quá nhiều và thường xuyên chúng ta có thể phải đối diện với tình trạng tăng huyết áp và có nguy cơ bị xuất huyết não.

Một lon thức uống năng lượng (nước tăng lực) có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.

3. Bỏ thói quen hút thuốc: Nghiện thuốc lá không chỉ làm hỏng lá phổi, nó còn góp phần đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não.

4. Thói quen ăn uống không lành mạnh: đồ ăn lạnh, nhiều chất béo, nhiều đường hay đồ ăn quá mặn… đều có thể dễ khiến sức khỏe tim mạch của bạn giảm sút.

 

5. Thói quen muốn hạ nhiệt cơ thể nhanh: Bật điều hòa xuống thấp khi mới đi nắng về, Tắm ngay lúc vừa mới đi nắng về, tắm quá khuya hoặc nhiều lần trong ngày … khiến cơ thể bị sốc nhiệt, các tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm. Những người có huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

5 chú ý nên làm để tránh xa đột quỵ, tai biến khi nắng nóng

Ngoài tuổi và giới tính là các yếu tố không thể thay đổi thì những yếu tố nguy cơ khác đều có thể can thiệp được để giúp phòng nguy cơ đột quỵ khi mùa nóng về.

 

              0-0189cdot-quy-o-nguoi-tre.jpg

Ảnh minh hoạ

Trước hết, cần chữa và kiểm soát tốt đối với các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch… Đồng thời tuân thủ các chú ý sau:

1, Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

2, Máy điều hòa: 26 - 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

3, Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện của thời tiết nắng nóng.

4, Các yếu tố khác: kiểm soát stress, kiểm soát huyết áp và đường huyết; khám sức khỏe định kỳ… cho người có mắc các bệnh có nguy cơ cao đột quỵ.

                                                                                                                                                                                                Phòng Dân số & TTGDSK